Home / Kiến thức các loại bệnh thường gặp / Hướng dẫn điều trị COVID19

Hướng dẫn điều trị COVID19

Hướng dẫn điều trị COVID19 – 𝐃𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡: Mắt đỏ, ho khan hoặc có hốc đàm, đau họng, dần khó thở (nghẹt mũi). Có thể tiêu chảy, mất vị giác và quan trọng là mất khứu giác (uống sữa tươi không nghe mùi).
– Mỗi ngày dùng nước muối Nacl 0.9% xúc miệng và rửa mủi 3 lần
– Uống thuốc điều trị triệu chứng: ho uống thuốc ho, tiêu chảy uống thuốc tiêu chảy…
– Khi có các triệu chứng trên mới cần uống kháng sinh, kháng viêm, kháng đông theo khuyến nghị bác sĩ/thông cáo bộ y tế, Vũ dùng: 𝐦𝐞𝐝𝐫𝐨𝐥, 𝐚𝐮𝐠𝐦𝐞𝐧𝐭𝐢𝐧, 𝐱𝐚𝐫𝐞𝐥𝐭𝐨 + 𝐞𝐬𝐨𝐦𝐞𝐩𝐫𝐚𝐳𝐨𝐥𝐞 (giảm tác động phụ các thuốc trước với dạ dày) – liều dùng phải liên hệ bác sĩ.
—–
Sáng ngày thứ 4, Vũ được chú cho số tổng đài 1022 nhánh 4. Lập tức có 1 bạn bác sĩ gọi Vũ để hỏi thăm tình hình sức khỏe mẹ. Kết bạn zalo để nhờ bạn hỗ trợ.
Bạn video call để theo dõi chỉ số sp02 và huyết áp cho mẹ, chỉ mẹ cách thở bằng miệng, sâu đến bụng, tầm 4 tiếng bạn gọi 1 lần. Còn Phường chiều xuống, test nhanh dương tính và khuyên chờ, vì quá tải họ không thu xếp được bệnh viện dã chiến, tạm cách ly tại nhà.
—–
𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠: 𝐆𝐨̣𝐢 𝐭𝐨̂̉𝐧𝐠 đ𝐚̀𝐢 𝟏𝟎𝟐𝟐 𝐛𝐚̂́𝐦 𝐬𝐨̂́ 𝟒. 𝐑𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐦𝐚́𝐲 𝐬𝐩𝟎𝟐 (hiệu jumper thấy ổn), nhiệt kế, nếu có máy huyết áp càng tốt. Nếu không thể mua sp02 bây giờ, thì phải 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐛𝐚̣𝐧 𝐳𝐚𝐥𝐨, 𝐯𝐢𝐝𝐞𝐨 𝐜𝐚𝐥𝐥 𝐥𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐮̣𝐜, bác sĩ sẽ có những phương pháp để xác định… Đừng quên báo Phường để hỗ trợ, họ là người gần mình nhất, năn nỉ mượn được gì thì mượn.
—–
Ngày thứ 5, mẹ dần trở nặng, khó thở hơn nhiều oxy còn 90 và sốt. Vũ liên hệ ATM oxy, họ tới khảo sát nhà rồi nói sẽ mang tới nhưng lại không mang tới.
Gần khuya, Vũ liều chở mẹ đi cấp cứu Trưng Vương, 115. Bệnh nhân nằm nhiều ngoài cổng. Mấy người y sĩ nói là về đi, ở đây sẽ bị nhiễm nặng hơn. Chở mẹ về trong đêm lạnh, Vũ vừa lo vừa giận mình tại sao dám làm điều liều lĩnh như vậy? Mẹ đã sốt suốt đêm.
—–
𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠: Khi sốt uống paracetamol (efferalgan 500mg), uống cách 4-6 tiếng. Liều 10mg/kg tức 50kg uống 1v, 75kg uống 1,5v. Vì mất vị giác và sốt nên ăn không nổi mẹ chỉ uống là nhanh nhất: protein, vitamin C và đa vitamin khoáng chất để giữ sức khỏe. Đừng chủ quan với ATM oxy như Vũ, họ cũng rất khó khăn. Cần làm mọi cách, phải CÓ rồi mới ngưng.
—–
Sáng ngày thứ 6, Vũ hối Phường phải đưa mẹ lên khu cách ly để thở oxy. 13h, mẹ được đưa đến đó. Mẹ đi một mình vì Vũ âm tính (nghiệt ngã thiệt). Đêm đó dù đã thở bình oxy, mẹ vẫn tụt oxy dưới 90. Mẹ gọi kêu Vũ vào chăm.
Gom đồ, chạy lên khu cách ly, người ta không cho vào, vì cần có giấy của Phường. Chạy lên Phường, người ta chần chờ vì âm tính không được vào, làm giấy cam kết chấp nhận nhiễm, vẫn không được duyệt. May trời được chị bác sĩ trong đó nói giúp: “Mẹ người ta oxy còn 85, không cho vào, ai chăm? Kệ đi, cứ cho vô”.
Đến tầm 19h Vũ được vào với mẹ. Được phát đồ bảo hộ, đeo khẩu trang và kính chắn giọt bắn. Vũ làm cháo mẹ ăn, vệ sinh cho mẹ, nấu nước sôi mẹ uống, ngồi trông máy sp02 và bình oxy.
Hướng dẫn điều trị COVID19
—–
𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠:
1. Mang bô hoặc tã dán hoặc dùng thau. Giấy vệ sinh
2. Bình nấu nước sôi, bình thủy hoặc ca nước lớn để liên tục thay nước nóng, một ly nước nhỏ và ống hút (vì mệt sẽ nằm uống).
3. Nồi nhỏ nấu cháo ăn liền, hoặc dùng nước sôi để làm nóng. Dinh dưỡng dạng uống để dễ dùng và tiêu hóa. 01 bộ đồ để thay khi cấp bách.
4. Càng tinh gọn càng dễ lưu chuyển, tình hình ổn định, mang thêm sau. Cần đưa thuốc đang dùng và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Chỉ chợp mắt khi bác sĩ thức và tuyệt đối thức khi bác sĩ ngủ. Nhờ vậy kịp báo bác sĩ bình oxy hết.
5. Cần nằm sấp, hoặc nghiêng sang trái, phải. Tuyệt đối không nằm ngữa.
6. 𝐕𝐚̀ 𝐭𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 đ𝐨̂́𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐞̂̉ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐜𝐨́ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐞̂̀𝐧 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 cho đến khi có sự điều trị đảm bảo.
—–
Trong đêm vẫn ổn, sp02 dần lên lại đến 95. Đến gần sáng ngày thứ 7, đột ngột sp02 giảm mạnh còn 85. Vũ sợ nên hỏi bên đó có cách nào không? Họ nói không đủ khả năng về thuốc lẫn thiết bị y tế để điều trị, cần chuyển đi bệnh viện. Mà họ không xử lý chuyển ngay được vì quá tải. May mắn Vũ liên hệ được bệnh viện quận.
Cần xe cứu thương có bình oxy. Hỏi phường thì họ không đủ xe, cần sắp xếp. May nhờ anh bạn gửi danh sách xe, trong 10 có 1 số gọi được và có bình oxy. Trời, biết ơn cái xe đó. Vũ nhờ được thêm 2 bạn y sĩ của Phường để đi cùng. Phải mất 1h để mẹ ổn định hơi thở để lên xe.
Đến bệnh viện lúc gần 11h30, nhưng người ta chưa nhận bệnh, phải chờ trên xe. Ơn trời xe và 2 bạn y sĩ vẫn chờ với Vũ. Phải tới lui thuyết phục đủ kiểu, bệnh viện nhận bệnh lúc 13h.
—–
𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠: bình oxy là vô cùng quan trọng khi trở nặng. Cần thu xếp bệnh viện thật kỹ. Tìm người thân và 𝐠𝐨̣𝐢 𝐜𝐚̉ 𝟏𝟏𝟓, 𝐛𝐚́𝐨 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚̣𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚̂̉𝐧 𝐜𝐚̂́𝐩. Cầu cứu đủ cách, cái nào có trước mình xử lý trước. Nhiều lựa chọn vẫn hơn không còn lựa chọn.
—–
Có chứng kiến mới thấy sự quá tải là thế nào. Nhiều bệnh nhân nằm ngoài trời trước cửa bệnh viện. Chỉ nằm thở oxy và chờ đợi. Vũ thấy không thể cứ ngồi chờ đợi, phải làm gì đó. Vũ chạy tới lui hỏi bác sĩ: nãy mẹ đã được làm a, b, c… em cần làm gì nữa không? Có lẽ vì vậy bác sĩ tiến hành cho mẹ nhanh hơn, họ vào nước biển, chích thuốc thử máu… Tình hình có vẻ ổn.
Đột ngột sp02 mẹ tụt tiếp xuống 50. Bác sĩ kêu Vũ ra nói riêng: “mẹ em nguy cấp lắm rồi, mẹ chỉ nằm thở, cứ vậy cho tới trút hơi cuối cùng, em chuẩn bị tâm lý”
Chân run, Vũ như muốn gục ngã, một tinh thần thép ùa tới, không hiểu sao Vũ quay qua nói: “không sao đâu, sẽ ổn thôi, bây giờ mình có cách gì ko anh?”.
Ảnh bất lực chia sẻ thêm: “Ở đây ko đủ thiết bị, phải có máy ECMO, có máy đó mới hi vọng cứu được. Anh không thể làm gì được”
Vũ lột hết đồ bảo hộ và cả cái quần jean, còn mặc tà lỏn để chạy cho lẹ, giờ nhiễm lại hay gì cũng kệ nó. Bắt máy gọi cho 2 người bạn thân đã giúp Vũ suốt mấy ngày rồi. Vừa sợ vừa muốn khóc, giọng run run hỏi tụi nó có biết nơi nào có ECMO nhận bệnh không? Gọi cho 115 báo tình hình khẩn cấp. Gọi tiếp cho bất cứ ai mà mình nghĩ có liên quan y tế… Rồi Vũ ngồi động viên mẹ, kể chuyện. Nói mẹ hít thở, bắt mẹ mở mắt nhìn Vũ. Mẹ khát nước thì uống nước, môi mẹ xuất huyết. Nói chuyện liên tục với mẹ, giỡn với mẹ, nói rất lớn để mẹ nghe, ôm mẹ, hôn mẹ bằng mọi cách không để mẹ mê man.
—–
𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠: Vũ đã quá chủ quan và thụ động, đáng ra phải nghe lời bạn: 𝐬𝐩𝟎𝟐 >𝟗𝟑 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐭𝐢̀𝐦 𝐨𝐱𝐲 𝐠𝐚̂́𝐩, <=𝟗𝟑 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐯𝐚̀𝐨 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐚̂́𝐩, 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐦𝐨̣𝐢 𝐠𝐢𝐚́ , ~𝟖𝟓 𝐥𝐚̀ 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐤𝐢̣𝐜𝐡. Khi sắp mê man sẽ khát nước, uống mỗi lần ngụm nước nhỏ, cần uống nhiều lần, tầm 10p/lần.
𝐍𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲: Có mặc đồ bảo hộ rồi mới hiểu sự mệt mỏi, rất xót cho bác sĩ và y tá, họ chỉ còn biết làm theo quán tính, sức lực cạn kiệt. Nên:
1. Không thể cứ ngồi chờ, phải chủ động “𝐇𝐨̉𝐢 𝐛𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐠𝐢̀?” dù có bị la cũng nhẫn nhịn và chân thành.
2. Lúc bế tắc nhất đừng vội buông tay, phải “𝐇𝐨̉𝐢 𝐜𝐡𝐨 𝐫𝐚 𝐜𝐚́𝐢 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐥𝐮́𝐜 đ𝐨́ 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?” để mình bằng mọi cách xử lý.
3. Khi cầu cứu, 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐦𝐨̂ 𝐭𝐚̉ 𝐫𝐨̃ 𝐫𝐚̀𝐧𝐠, 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐯𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ “mẹ em 55 tuổi, có bệnh nền huyết áp, thừa cân, sp02 chỉ còn 50, hiện đang ở bệnh viện abc, tình huống nguy cấp, cần chuyển sang bệnh viện Tầng 4 hoặc 5 có máy ECMO để thở”. Phải rõ ràng như vậy. Mình ậm ừ không biết thì không ai hiểu tình huống để cứu giúp mình. (Mô tả các tầng bệnh viện và đối tượng tại hình đính kèm)
—–
Sau một lúc, có tin chuyển được bệnh viện đáp ứng điều trị. Trời ơi, mừng muốn khóc. Nghe tin mẹ mừng lắm, cố gắng thở sp02 tăng lên lại 85. Người vào cùng mẹ lúc trưa ra đi nhiều. Kiểu 4-5 ng thì mất 2-3 người. Cảnh tượng tuyệt vọng. Vũ quay mẹ vào góc khuất, chỉ nhìn mỗi Vũ thôi. Tiếp tục ngồi nói xàm để giữ mẹ tỉnh táo.
—–
𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠: 𝐍𝐡𝐨̛̀ đ𝐚̃ 𝟏 𝐦𝐮̃𝐢 𝐯𝐚̆́𝐜-𝐱𝐢𝐧 (𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐢́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝟐 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧) mà giúp bệnh mẹ diễn biến chậm để kịp thời cấp cứu. 𝐌𝐚́𝐲 𝐬𝐩𝟎𝟐 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐢 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐮̛̀ đ𝐚̂̀𝐮 đ𝐞̂́𝐧 𝐠𝐢𝐨̛̀, mọi quyết định đều xoay quanh nó. Theo dõi thật sát, để phát hiện sớm chuyển biến bệnh.
—–
17h30 có xe chuyển viện. Lúc lên xe oxy mẹ tụt xuống không còn số. Nhờ y tá hạ cáng, chỉnh bình oxy. Vũ ngồi nói xàm tiếp, bắt mẹ hít thở và nhìn Vũ. Sp02 mẹ dần lên 20, lên tầm 60. Sau 20p tới nơi, chỉ bệnh nhân được ở lại. Vũ theo xe cấp cứu về lại chỗ cũ. Xe vừa lăn bánh là bật khóc vì nén cơn sợ, gọi cho mọi người vừa mừng vừa cám ơn. Đời này mang ơn lớn với mọi người. Về tới bệnh viện, thì tìm cách bắt taxi về nhà (có xét nghiệm âm tính Mai Linh mới chở). Tới nhà ngồi thiền cầu nguyện cho mẹ.
Sau ngày thứ 10, trộm vía đến hôm nay mẹ đã qua cơn nguy kịch và khỏe lên, trộm vía sớm được về nhà. Thật sự biết ơn tất cả mọi người đã cứu giúp.
—–
𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠 (Bổ sung 27.8): Bệnh không có thuốc chữa, cơ thể phải tự vượt qua. Hầu hết bệnh viện tầng 4-5 (2-3 mô hình mới) người thân không được vào chăm sóc. Người bệnh sẽ cô đơn. Nên rất cần động viên:
1. Chia sẻ bệnh nhân biết nơi họ đang điều trị là rất tốt, may mắn lắm mới vào được. (Dù đó là bv nào đi chăng nữa). Mình an tâm, tin tưởng, nghe lời hướng dẫn bác sĩ.
2. Hãy để người mà bệnh nhân thương nhất dặn dò về viễn cảnh gia đình đoàn tụ. Sẽ cùng nhau làm gì đó, ăn gì đó. Viễn cảnh càng hạnh phúc càng tốt.
3. Trước đó, 𝐂𝐡𝐢̉ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐮̀𝐧𝐠 𝐳𝐚𝐥𝐨 𝐠𝐨̣𝐢 𝐯𝐢𝐝𝐞𝐨 𝐯𝐚̀ 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐬𝐚̣𝐜 đ𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐨𝐚̣𝐢, đây là cách mình có thể chủ động liên lạc bệnh nhân sau 1-2 ngày cấp cứu.
4. Khi liên lạc tránh hỏi thăm áp lực, càng vui vẻ, càng nói chuyện tích cực càng tốt. Không quên dặn bệnh nhân phải ráng tập thở, giúp phổi càng giảm sự tổn thương và nhanh bình phục.
Bác sĩ chia sẻ nhiều bệnh nhân may mắn vào được bệnh viện đáp ứng điều trị. Nhưng tinh thần yếu, không muốn tiếp tục sống, bác sĩ khó lòng cứu chữa. Không động viên là công sức đổ biển.
—–
Ngày 3/9, mẹ được xe bệnh viện chở thẳng về nhà. Gọi là hồi phục, nhưng nhìn mẹ yếu hơn hẳn và nhiệm vụ kế tiếp là cả nhà cùng bồi bổ để mẹ “cường tráng” lại. Mẹ kể thêm: Ý chí bệnh nhân quyết định ngày trở về. Không tập thở theo hướng dẫn bác sĩ, không chịu nằm sắp và nằm nghiêng thì chỉ 2-3 ngày sau, là bệnh chuyển nặng đến nguy kịch. Vào viện là may mắn, hợp tác điều trị mới là nắm bắt may mắn.
—–
𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠 (Bổ sung 11.9): Nên thu xếp 1 bình oxy tại nhà để khi đi lại hoặc đêm ngủ bệnh nhân không bị tuột oxy đột ngột. Và phải tập cai oxy bằng các bài tập thở.
Hướng dẫn dùng thuốc sau điều trị chưa được phổ biến thành điều bắt buộc, nhưng nhiều kết quả từ việc dùng 𝗫𝗮𝗿𝗲𝗹𝘁𝗼 𝗵𝗼𝗮̣̆𝗰 𝗫𝗲𝗹𝗼𝘀𝘁𝗮𝗱 10mg và thuốc hỗ trợ dạ dày Esomerazole 40mg trong tầm 1 tuần sẽ giúp giảm các triệu chứng phụ do bệnh gây ra. Và khi dùng các sp này nhất thiết có sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu bị các hiện tượng sau là phải ngưng dùng ngay:
1. Tiêu phân đen thui (như nhựa đường, như bã cà phê), tanh hôi nhiều hoặc tiêu phân có máu
2. Tiểu đỏ
3. Chảy máu chân răng
4. Ho khạc ra máu
5. Chảy máu bất thường ở vùng kín
6. Đau đầu dữ dội, yếu tay chân đột ngột
Vũ không có dùng nên sau bệnh có bị rối loạn tiêu hóa và nhu động ruột, ăn khó tiêu và chèn hơi. Mẹ dùng thuốc thì lại không có những triệu chứng này.
—–
Bài viết chia sẻ những điều Vũ đã chủ quan, đã sai phạm và sự quá tải của bệnh viện để chúng ta rất cần thận trọng. Bệnh chuyển biến nhanh, nguy hiểm, dễ sai một li đi một dặm.
Mong giúp mọi người có thông tin vững tinh thần ứng biến và vượt nghịch cảnh.

About Phúc Nguyễn Văn

Check Also

phương pháp chữa bệnh gai cột sống cổ hiệu quả

Điều trị gai cột sống cổ là việc rất cần thiết để có một cơ …